Được bạn bè Thế giới không tiếc lời ca ngợi với những cái tên vô cùng đáng tự hào như “đất nước xinh đẹp và yên bình vùng Đông Nam Á”, “dải đất chữ S với biết bao con người lam lũ, kiên cường, thân thiện”, “mảnh đất nhỏ bé mà hùng vĩ núi non”, Việt Nam của chúng ta vẫn tỏa sáng năm châu với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, khó có thể bị phai mờ theo thời gian. Văn hóa ấy được thể hiện trong những chi tiết giản đơn mà thiêng liêng như nếp sống gia đình, cách đối nhân xử thế, tinh thần cộng đồng riêng biệt có từ hàng trăm năm trước, và không thể không nhắc đến một nét đẹp, một dấu ấn “chói lọi” trong văn hóa người Việt Nam đó là tinh hoa ẩm thực. Hãy cùng Eventus “đắm mình” trong những hình ảnh món ăn Việt ngày ấy – bây giờ nhé!
Xem thêm bài viết và hình ảnh các món ăn tại: chụp ảnh món ăn.
HÌNH ẢNH MÓN ĂN VIỆT XA XƯA – “TUYỆT PHẨM” DÀNH RIÊNG CHO VUA CHÚA
- Chim sâm cầm
Từ vị thuốc dân gian xóa đi nhiều dịch bệnh đến món ăn đại bổ dành riêng cho các vị vua chúa, món chim sâm cầm là một trong những món ăn quý giá nhất tạo nên hình ảnh món ăn Việt từ xưa đến nay. Thịt của chúng mềm, đỏ tươi và chế biến rất cầu kỳ, có thể rán, hầm, quay, nướng quả hoặc kết hợp với một số vị thuốc quý như hạt sen, đương quy, kỷ tử…để tạo thành món ăn bổ dưỡng, thơm ngon. Thêm vào đó, thức ăn chế biến từ chim sâm cầm còn giúp nam giới tăng cường sinh lực, phụ nữ có thể kéo dài tuổi xuân, chống lão hóa và có làn da mịn màng, trẻ đẹp, vóc dáng thon gọn hơn.
2. Gà Đông Tảo
Món gà Đông tảo hầm thuốc bắc, gà Đông Tảo nướng lá chanh, gà Đông tảo bọc xôi… đã trở thành “tuyệt phẩm” không thể không nhắc đến khi nói đến hình ảnh món ăn Việt, ẩm thực và phong vị Việt từ xa xưa cho đến tận ngày nay. Gà Đông Tảo là một giống gà quý hiếm, thịt thơm và chắc hơn bất cứ loại gà nào khác. Sức hấp dẫn trong các món ăn được chế biến từ gà Đông Tảo là không thể chối từ. Người Việt vẫn thường làm gà Đông Tảo trong các bữa ăn thân mật của gia đình, tạo cảm giác đầm ấm và luôn săn sóc lẫn nhau trong chính mái nhà của mình.
3. Nem công – Hình ảnh món ăn Việt “kiêu kỳ”
Nem công chả phượng” – từng được coi là món “thần hộ mệnh” xưa kia, không thể thiếu trong các bữa tiệc cung đình hoặc trong bữa ăn thường nhật của bậc đế vương.
Tại Việt Nam, nem công chả phượng là biểu tượng của sự tao nhã trong ẩm thực cung đình Huế. Món ăn được trang trí nhiều màu sắc và được làm theo hình dáng chim công và chim phượng.
Nhắc đến tên nem công – chả phượng” thôi chúng ta đã hình dung phần nào sự cầu kỳ, tinh tế và trang nhã từ cách chế biến cho đến quy trình bài trí, thiết kế cho món ăn thật độc đáo và bắt mắt. Đầu chim phượng được làm bằng củ cải, mào làm bằng cà rốt, mỏ làm bằng ớt đỏ và phần thân được làm từ những thực phẩm trang trí rất bắt mắt. Lọn nem (các phần tạo ra thân công) được chế biến từ thịt thăn heo.
HÌNH ẢNH MÓN ĂN VIỆT VẪN GIỮ NGUYÊN NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG CHO ĐẾN TẬN NGÀY NAY
1. Phở bò – Hình ảnh món ăn Việt nơi thủ đô hoa lệ
“Thanh lịch như nền văn hóa và con người Tràng An”, “Đậm đà bản sắc và tinh tế như ẩm thực Hà Thành” – những người Hà Nội gốc vẫn luôn tự hào khó tả mỗi khi nhắc đến những “nét son” đỏ rực nơi thủ đô phồn hoa mà mộc mạc của họ. Phở bò – món ăn mà bạn sẽ không bao giờ có thể tìm và cảm nhận được ở bất cứ vùng đất nào. Phở bò với nước dùng thoang thoảng hương quế (hồi) đặc trưng, thịt bò mềm, thơm và hài hòa trong phong vị.
2. Cơm tấm – hình ảnh món ăn Việt nơi Sài Thành “ngập nắng”
Eventus tiếp tục hành trình từ Hà Nội vào Sài Gòn với món cơm tấm sườn, bì, chả thơm ngon “nức danh”. Người miền Nam nói chung và người Sài Thành nói riêng rất ưa chuộng thưởng thức món ăn này vào bữa sáng. Cơm tấm sườn bì còn là một đặc sản được đặc biệt yêu thích vì được chế biến từ gạo tấm giàu dinh dưỡng, thơm ngon đến lạ kỳ.
3. Bún bò Huế – Miền Trung thân thương trong hình ảnh món ăn Việt
Như một nét đẹp trong ẩm thực nơi miền Trung của Tổ Quốc, bún bò Huế mang hương vị đặc trưng “không lẫn đi đâu” của những con người dịu dàng, thân thiện và sâu sắc nơi đây. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu. Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối xắt nhỏ.
4. Chả cá
Hình ăn món ăn Việt nơi thủ đô Hà Nội xưa gắn liền với những hàng quán nhỏ xinh, “cuộn mình” sâu trong từng ngõ ngách của khu phố cổ. Chả cá Lã Vọng – nơi mà khách du lịch nước ngoài chắc chắn muốn đặt chân tới đầu tiên khi đi du lịch Việt Nam. Đây là món chả làm từ cá (thông thường là cá da trơn) thái miếng đem tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên cho nó như trên. Chả phải ăn nóng. Khi ăn, gắp từng miếng cá ra bát, rưới nước mỡ (đang sôi) lên trên, ăn kèm bún rối, bánh đa nướng, lạc rang, thì là, hành hoa, dọc hành chẻ nhỏ ngâm giấm, rau mùi, húng Láng và chút mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, một ít nước mỡ, đường, rượu trắng và ớt, đánh sủi lên rồi thêm chút tinh dầu cà cuống. Một số khách nước ngoài không ăn được mắm tôm thì thay bằng nước mắm, nhưng nước mắm ít nhiều khiến món chả cá bị giảm hương vị.
5. Cao lầu
Cao lầu, món ăn độc đáo gắn liền với phố cổ Hội An. Mới nhìn cao lầu trông giống như mì, nhưng không phải mì. Người ta ít biết đến cao lầu không phải vì nó không ngon mà vì món ngon này khiêm nhường. Không giống như Cơm tấm, Phở bò, Bún bò,… có thể được các vùng miền học hỏi công thức từ “nguồn gốc” và tự chế biến, Cao Lầu dường như là “độc quyền” của người Hội An – Quảng Nam mà không nơi đâu có thể đem đến hương vị cao lầu đặc trưng như vậy.
6. Mâm cỗ Tết của người Việt – đặc trưng của hình ảnh món ăn Việt “vượt thời gian”
Khi những nắng xuân bắt đầu “hóa thân” thành tấm áo rực rỡ cho vạn vật, cây cối, hoa lá đâm chồi nảy lộc thì đó cũng là lúc Tết Nguyên Đán đến gần hơn với người Việt – dịp Tết cổ truyền mang nhiều màu sắc và ý nghĩa thiêng liêng. Mâm cỗ Tết được đặt lên bàn thờ còn là nơi gửi gắm mong ước có một năm mới đủ đầy, sung túc cho gia chủ.
Dù ở vùng miền nào, mâm cỗ ngày Tết cũng có chung một đặc điểm là nhiều món và đầy đặn, đúng theo nghĩa “mâm cao cỗ đầy”. Theo tập tục, văn hóa tinh thần của người Việt Nam, ngày Tết Nguyên đán là khởi đầu cho một năm mới, bắt đầu một vận hội mới. Dù nghèo khó hay khá giả, gia đình nào cũng cố gắng sắm sửa mâm cỗ Tết thịnh soạn, đặt lên bàn thờ, thắp nén trầm thơm tưởng nhớ ông bà đã khuất, cầu mong những điều may mắn, tốt lành sẽ đến với gia đình.
Nhắc đến cỗ Tết, không thể không nói đến mâm cỗ của người Hà Nội gốc. Một mâm cỗ không chỉ hấp dẫn bởi những món ăn được chế biến cầu kỳ, cẩn thận đến tinh tế, mà bởi nó chứa đựng những hàm ý sâu xa trong từng món ăn, từng chiếc bát, cái đĩa.
Thực đơn mâm cỗ tết của gia đình người Hà Nội cũng giống như mâm cỗ của các gia đình miền Bắc, nhưng bao giờ cũng có một bát chân giò hầm măng lưỡi lợn, một bát bóng thả, một bát miến nấu và một bát canh mọc. Bốn đĩa sẽ có giò, thịt lợn luộc, chả quế và thịt gà.
Nguồn: chuphinhmonan.com